Mã tấu và đao trong võ cổ truyền Mã_tấu

Ngày nay còn có nhiều môn sinh võ cổ truyền lẫn lộn giữa đao và mã tấu.

Đao có một bề bén và lưỡi cong gọi là yêu đao (腰刀). Khi đao có lưỡi bản rộng thì được gọi là đại đao (大刀). Hiện nay vẫn còn có người Việt nhầm lẫn gọi siêu đao (超刀) là đại đao (大刀) theo lối các trường phái võ thuật Trung Hoa thường gọi.

Mã tấu thuộc về loại trường đao (長 刀), có lưỡi bản rộng hơn và cân lượng nặng hơn đao; cán dài khoảng 40 cm tới 60 cm. Đó là loại binh khí phôi thai từ hổ đầu đao (虎頭刀).

Khi xưa người Trung Hoa dùng loại đao bản rộng này để đánh trên ngựa nên gọi là mã đao (馬刀), người Việt Nam đọc chệch ra là mã tấu; về sau này, mã tấu được sử dụng đánh dưới đất và còn được gọi là trảm mã đao (斬馬刀). Hoàn đao (環刀), bối đao (背刀), quỷ đầu đao (鬼頭刀), v.v. của Trung Hoa thuộc về loại mã tấu

Trảm mã đao thời kỳ nhà Tống năm 1072. Loại đao dài này dùng trong chiến trận cổ, để chặt chân ngựa, và thảo phạt tướng lĩnh mặc giáp trụ nặng. Chuôi đao dài 37 cm, lưỡi đao dài 114 cm. Trảm mã đao là loại đao dài nặng, là tiền đề cho miêu đao rất nổi tiếng của các môn phái võ thuật Bắc Trung Hoa sau này. Và cũng là tiền đề cho kiếm Nhật Bản (Katana) về sau, thế kỷ 16 – 17.

Mã tấu được sử dụng bằng một tay hoặc bằng hai tay, trong khi đao chỉ được sử dụng bằng một tay.